TTO – Tượng đá huyền tích nàng Tô Thị bị đổ sụp năm 1991. Rất nhanh sau đó, câu ca gắn liền với xứ Lạng được tếu táo: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/Có nàng Tô Thị nó vừa nung vôi”.
Bạn đang xem: Nàng tô thị lạng sơn
Tượng đá vọng phu tự nhiên gắn liền với huyền tích nàng Tô Thị khi chưa bị đổ vỡ – Ảnh: TRƯƠNG HOÀNG PHƯƠNG
Chuyện tượng đá hòn vọng phu bị sụp do có người cạy lấy để nung vôi theo đó lan rộng, phủ lên huyền tích nàng Tô Thị chờ chồng.
Đến nay, mỗi khi nhắc đến tượng đá này, người ta vẫn nhắc về hình ảnh khói lửa nung vôi như một câu chuyện buồn phía sau tuyệt tác để đời Hòn Vọng Phu của Lê Thương.
Nàng Tô nào phải bị nung vôi
Ngay cả Lê Thương, khi nghe tin tượng nàng Tô Thị bị người ta phá đổ để lấy đá nung vôi, dù ông vốn trầm, ít thể hiện cảm xúc cũng phải thốt lên: “Được bao nhiêu lợi mà người ta làm như thế”.
Thời gian đó, phố Tô Thị đã hình thành với đa số người dân là công nhân cơ khí về tập trung sinh sống.
“Lúc tượng sụp, cả xóm đều biết. Vì một tiếng ầm như trái pháo nổ. Nơi tượng rơi xuống bụi bay tung tóe, chúng tôi đều chạy ra xem cả” – cụ Đoàn Văn Ân, nhà ở ngay đối diện nơi tượng đá rơi xuống, trầm giọng kể.
Khẳng định lời cụ Ân, ông Lăng Quốc An – trưởng tổ dân phố 8, khối 7, phường Tam Thanh, nhà ở cách nơi tượng sụp khoảng 400m – nói chắc chắn: “Chuyện lâu rồi, nhưng nó đổ cái ầm như thế ai chẳng nghe. Lúc đó tôi đang ở nhà cũng nghe, rồi chạy lên xem mấy mảnh vỡ”.
Theo những người chứng kiến, sự cố sập tượng xảy ra vào khoảng 17h30. Đầu giờ chiều hôm đó, trời đổ một trận mưa như trút nước.
Thời khắc tượng đá đổ, mưa chỉ còn lất phất, nhưng gió nổi rất mạnh. Tượng sụp xuống chân núi tan ra nhiều mảnh, trong đó có hai mảnh lớn nhất sau này được người ta đem lên làm phần cốt yếu để phục chế bức tượng.
“Bên ngành văn hóa họ phục chế vào cuối năm đó. Ngoài hai phần đá lớn thì các mảnh nhỏ cứ thế trát vào” – ông An kể thêm.
Tin về nàng Tô Thị – hình tượng người phụ nữ ngàn năm son sắt ôm con chờ chồng đến hóa đá vùng biên viễn phía Bắc của Tổ quốc, mạch nguồn cảm hứng cho trường ca Hòn Vọng Phu của Lê Thương đã bị rơi vỡ tan nát như “cơn địa chấn” lan rộng trong dư luận toàn quốc.
Bấy giờ, xóm chân núi Tô Thị cũng là một “vựa” nguyên liệu đá vôi để làm ximăng, như rất nhiều vùng có núi đá vôi khác của cả nước. Và rất nhanh chóng, người ta nghĩ ngay đến việc có người phá tượng nàng Tô Thị để… đem đi nung vôi.
Tuy nhiên, tất thảy người dân khu vực này đều cho rằng việc cạy tượng Tô Thị đem nung vôi là điều bịa đặt. Ông An khẳng định luôn một tràng: “Không có ai phá cả, trời mưa núi lở là chuyện bình thường ấy mà.
Thời đó khó khăn, gần như nhà nào cũng tranh thủ gom thêm đá vôi, đập bể ra vừa phải rồi đem bán cho mấy chỗ thu gom. Mà đá vùng này lúc đó rơi vãi đầy cả ra.
Sau này người ta xây nhà mới dọn sạch sẽ đi chứ lúc ấy cho lượm không cũng không hết. Cái chỗ nàng Tô Thị bình thường lên đã vất vả, ai hơi đâu mà đi trèo ra chỗ cheo leo ấy phá. Mà phá thì cũng đâu lợi gì”.
“Tôi đã nêu những bằng chứng khoa học cho thấy tượng đá Tô Thị bị sụp là hiện tượng tự nhiên từ mười mấy năm trước, nhưng hình như cũng không mấy ai để ý. Có thể câu chuyện tượng đá hòn vọng phu bị cạy lấy đá nung vôi kịch tính hơn nên dễ lan rộng” – ông Trương Hoàng Phương khẳng định. Tượng nàng Tô Thị trên núi hiện nay là bản phục chế.
Xem thêm: Bản Đồ Thành Phố Bắc Giang Khổ Lớn Phóng To Năm 2020, Bản Đồ Tp Bắc Giang
Đổ sụp do vôi hóa tự nhiên
Không chứng kiến thời khắc tượng đá bị sụp, nhưng thạc sĩ Trương Hoàng Phương, nguyên giảng viên khoa địa lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cũng khẳng định tượng đá bị sụp không phải do tác động của con người mà hoàn toàn là diễn biến của tự nhiên. “Tôi nhận định hoàn toàn dựa vào khoa học” – vị thạc sĩ chuyên ngành địa mạo học nói chắc chắn.
Thực ra trong khoảng thập niên 1950, phần đầu nàng Tô Thị từng bị sét đánh bể và người ta lấy một cục đá vôi khác gắn lên sau đó. Điều may mắn của ông Phương là cơ duyên với tượng đá đặc biệt này từ năm 1987, ông đã được đưa đến Lạng Sơn thực tập cao học.
Với ông, nguyên mẫu tượng đá mẹ bồng con đến nay vẫn là tuyệt phẩm đá tự nhiên đẹp nhất mà đời ông từng thấy được. Cặp mắt lãng mạn của chàng nhạc sĩ tài hoa Lê Thương ngày nào chắc cũng đồng cảm…
Bức tượng nàng Tô Thị do thiên nhiên tạo tác ấy càng đẹp hơn khi nằm trong bối cảnh giữa vùng đá vôi thẳng đứng nhấp nhô trên khoảng đất bằng.
Ông vẫn nhớ như in thời điểm đầu năm 1991, mình vẫn còn đi theo con đường nhỏ ven những vườn rau, từ xa đã có thể thấy tượng đá để xác định phương hướng tìm đến chứ không bị phố xá lô nhô choán mất tầm nhìn như ngày nay.
Bấy giờ, đường lên đến chỗ tượng đá vẫn còn khá vất vả vì phải lần trèo từ phía chân núi đi lên, và cũng ít người đi nên không có đường mòn dễ dàng như bây giờ. Mỗi lần leo đến được với nàng Tô Thị, ông Phương ngồi hàng giờ liền, ngắm từng lớp đá chồng lên nhau theo các đường chéo góc 45 độ.
Ở góc nhìn chuyên môn về địa chất địa mạo, tuyệt tác trời cho còn sót lại được kiến tạo một cách ngẫu nhiên trong quá trình phong hóa bị nước chảy xói mòn (karst) tạo thành. Nước đã lợi dụng những khe nứt giữa các lớp mà tạc thành những lớp đá dày mỏng khác nhau.
Và tượng đá Tô Thị gồm các lớp đá chồng lên nhau thành lớp đầu, lớp vai, lớp hông và lớp chân cùng gắn với khối đá núi lớn hơn tạo thành phần “đế” bên dưới.
Thân đá trơn láng do được nước bào mòn qua hàng ngàn năm. Toàn bộ chiều cao khoảng 4m, nhô hẳn ra so với vách đá trông rất cheo leo và đặc biệt.
Nhưng cũng chính vì vị trí đặc biệt như vậy mà tượng nàng Tô Thị trong Hòn Vọng Phu của Lê Thương đã bị ngã vỡ theo thời gian. Mùa hè năm 1991, ông Phương lại có dịp ngang qua đây và ngỡ mình đã lầm đường khi định lên thăm nàng Tô Thị.
Tượng đá không còn làm dấu chỉ cho người từ xa đến nữa. Khuôn mặt người thầy dạy địa lý vẫn còn đầy tiếc nuối như chuyện vừa mới xảy ra hôm qua: “Tượng đã bị sụp vài ngày trước đó. Một em nhỏ dẫn tôi đến chỉ vào một đống đá bể nằm vương vãi ngay chỗ miếu thần nông bây giờ và nói hòn vọng phu đã sụp đổ.
Sau đó, em còn dẫn tôi đi vào động Tam Thanh, lúc bấy giờ còn rất hoang vắng và lạnh lẽo, chỉ vào một khối đá nhỏ cỡ đầu người đặt trên chiếc dĩa, bên cạnh có thắp vài ba nén nhang. Đó chính là phần đầu tượng nàng Tô Thị đã được người dân đưa vào động để thờ cúng”.
Và ngay khi leo trở lại vị trí nơi tượng đá vừa đổ sụp khỏi vách núi, ông Phương đã thấy ngay bằng chứng về việc sụp đổ tự nhiên.
“Chính tượng đá cũ được tạo nên bởi từng lớp mỏng do nước ăn mòn, chỉ dính vào vách đá ở phần hông rất mỏng nên bị nước tiếp tục ăn mòn phần kết dính mỏng manh này là điều tất yếu. Quá trình hòa tan nước với đá vôi theo thời gian sẽ tạo ra một lớp đất đỏ mỏng.
Khi quan sát chỗ tượng đá Tô Thị, tôi phát hiện lớp đất đỏ này trên vết trượt còn lại nên khẳng định ngay là hiện tượng tự nhiên chứ không phải bị cạy gỡ” – ông Phương kể.
“Lòng son lụn chí trước cơn hư thề/ Đà xuôi tan tành đời đá/ Nên mưa gió đổ quạnh hiu xuống ai mới về”, lời ca khúc Người chinh phu về được Lê Thương viết dường như ứng nghiệm khi tượng nàng tan vỡ. Phần đầu của nàng Tô Thị, vốn dĩ từng là một viên đá được người dân đặt lên sau khi bị sét đánh, nay lại trở thành thứ còn sót lại nguyên vẹn nhất khi tượng sụp xuống và được người dân đem về thờ.
Xem thêm:
——————–
Ngay sau khi tượng đá nàng Tô Thị sụp đổ, có người cựu binh đã bị bắt vì tội phá hoại huyền tích đi vào lòng người…
Kỳ tới: Khôn giải nỗi oan phá nàng Tô Thị
Theo dấu trường ca Hòn vọng phu – Kỳ 2: Tìm nàng Tô Thị xứ Lạng
TTO – “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”. Câu ca dao thuở vừa học chữ như hòa lẫn với tiết điệu Ai xuôi vạn lý “người vọng phu trong lúc gió mưa, bế con đã hoài công để đứng chờ” văng vẳng bên tai.
Đăng nhận xét