Cách làm cơm rượu miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều mang phong vị khác nhau, chính sự khác biệt ấy mới tạo nên nét đa dạng trong ẩm thực Việt. Tuy dân dã, nhưng đó là cả “một bầu trời thương nhớ” từ ký ức bình đạm của những con người thôn quê mộc mạc, hiền lương. Cơm rượu không gây say, nhưng từ lần đầu trải nghiệm nó đã đem đến cho ta sự lâng lâng, khoái cảm. Hầu như những ai mới thưởng thức món ngon này xong cũng không khỏi lưu luyến. Bạn hãy đồng hành cùng webnauan.vn tham khảo liền công thức làm cơm rượu của 3 miền bên dưới nhé. Đó mới là cách giải tỏa nỗi nhung nhớ món ăn này hiệu quả nhất!
1. Ý nghĩa của tục ăn cơm rượu trong ngày Tết Đoan Ngọ theo quan niệm cổ truyền
Cách làm cơm rượu theo dân gian có ý nghĩa liên quan mật thiết về sự cân bằng âm dương. Vì mùng 5 tháng 5 là ngày hạ chí, đây là thời điểm mà mọi sinh vật hội tụ hỏa khí (thuộc dương) lên tới đỉnh điểm. Do đó, các loài sinh vật, sâu bọ gây hại sẽ sinh sôi mạnh mẽ. Nó tàn phá mùa màng cũng như phá hoại sức khỏe con người dữ dội. Chính bởi lẽ đó, người ta nghĩa ra cách làm cơm rượu nếp từ sự kết hợp của vị chua, nồng từ men. Men rượu khiến lũ sâu bọ lăn quay ra không thể nào phá phách trong ngày này được nữa.
2. Hướng dẫn cách ủ cơm rượu miền Bắc
Cách làm cơm rượu miền Bắc chủ yếu sử dụng loại nếp cẩm hoặc nếp lứt. Trong đó, cách ủ cơm rượu nếp lứt thường phổ biến hơn cả. Hạt nếp chưa xát hết cám có màu vàng ngả nâu nhạt. Khi nấu thành xôi, hạt nếp chín đều nhưng không bị nở bung, khô hay cứng hạt. Phần nếp ủ xong, các hạt tơi không dính vào nhau và căng mọng rượu. Khi nhai thì nghe sần sật. Nước rượu nếp lứt không nhiều, người ta thường xới riêng phần cơm và rượu, chắt lấy nước cho vào chai để riêng. Lúc ăn mới châm thêm ít nước rượu vào, chỉ vừa đủ thấm hạt nếp. Và cách thưởng thức độ nồng ngọt đúng điệu nhất là nên nhấm nháp từng hạt nếp thật từ tốn.
2.1. Công thức làm cơm rượu gạo nếp lứt
2.1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 500 gram gạo nếp lứt
- 6 gram viên men cơm rượu
- Nước lọc
- Muối
2.1.2. Hướng dẫn cách làm món cơm rượu miền Bắc
2.1.2.1. Sơ chế gạo nếp
- Vo sạch gạo nếp, ngâm khoảng 1 tiếng trong nước lạnh.
- Sau đó, đổ gạo ra một chiếc giá, để cho gạo ráo nước rồi bắt đầu đem đi nấu.
- Trộn đều cơm nếp với một nhúm nhỏ muối trước khi nấu cơm.
2.1.2.2. Nấu cơm nếp
Có 3 cách để bạn làm chín cơm nếp. Tùy theo khả năng, sở thích, bạn chọn 1 trong 3 cách nấu nếp làm cơm rượu như sau:
- Cách đầu tiên: bạn đổ cơm nếp lên trong những chiếc nồi hấp 2 tầng (giống như đồ xôi). Bạn chỉ cần cho nước ở tầng dưới của nồi, đun cho nước sôi. Tiếp đó, đổ gạo lên tầng trên, đun tầm 30 phút cho tới khi chín. Hơi nước sẽ làm cơm chín đều mà không lo bị khô hay nhão.
- Cách thứ 2: bạn nấu lên như nấu cơm thông thường. Bạn đổ gạo vào nồi cơm điện với lượng nước cao hơn mặt cơm khoảng nửa đốt tay rồi nấu chín.
- Cách thứ 3: bạn nấu cơm trên bếp củi. Tương tự như cách làm cơm nguội bằng nồi cơm điện, nhưng bạn phải chú ý về mức độ lửa. Và khi cơm sôi phải để ý khuấy đều lên để cơm không bị bén nồi hay bị khê.
2.1.2.3. Xử lí viên men
- Sau khi cơm nếp đã chín, bạn giàn đều ra đĩa hoặc ra khay cho cơm nguội bớt.
- Giữ cho cơm còn hơi ấm ấm một chút thì mới bắt đầu trộn với men.
- Trong quá trình chờ đợi cơm nguội, bạn bắt đầu đem men ra nghiền. Khi mua men ngoài chợ thì men thường có dạng viên, bạn nghiền nhỏ và lọc bột men qua rây lọc để bột được mịn.
2.1.2.4. Trộn men với cơm nếp
- Cho cơm và men vào trộn đều với nhau. Bạn có thể trộn bằng muỗng hoặc tốt nhất là nên đeo găng tay để trộn cho đều nhất.
- Cho cơm đã trộn đều với men vào trong khay thủy tinh, ép bớt cơm xuống. Cách ủ men làm cơm rượu không cần ép chặt quá, để có không khí cho men hoạt động.
- Cuối cùng, đậy một mảnh vải kín mặt cơm (không đậy nắp) và để ủ trong khoảng 3 – 5 ngày.
- Cách làm cơm rượu miền Bắc đạt chuẩn là khi thấy cơm có nước chảy ra. Lúc ăn có vị ngọt và có mùi thơm đặc trưng của rượu. Bạn có thể bắt đầu kiểm tra từ ngày thứ 2 để biết cơm đạt hay chưa nhé!
2.2. Tuyệt kỹ cách ngâm cơm rượu ủ bằng gạo nếp cẩm của người Bắc
Cách ủ cơm rượu nếp lứt ánh vàng trông đã khá hấp dẫn. Nếu ta bày thêm chén cơm rượu sắc tím bên cạnh thì bữa tiệc Đoan Ngọ lại càng sinh động gấp bội lần. Một khi sẵn sàng vào bếp, bạn hãy trổ tài đảm đang với cách làm cơm rượu nếp cẩm đầy bổ dưỡng dưới đây xem sao!
2.2.1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 kg gạo nếp cẩm
- 2 viên men ngọt, mỗi viên cỡ 50 gram
- Đường
- Lá sen
2.2.2. Cách làm cơm rượu nếp cẩm ủ trong lá sen của người miền Bắc
2.2.2.1. Nấu chín nếp cẩm và trộn men
- Nếp cẩm vo sạch, ngâm qua đêm.
- Cho nếp vào nồi đồ chín. Khi nếp chín, cho ra mâm, chờ cơm nguội. Giã hoặc nghiền men nhuyễn.
- Chuẩn bị 1 nồi hấp to, lót một lớp lá sen rồi cho nếp cẩm đã chín vào. Cứ một lớp nếp cẩm lại 1 lớp lá sen xen kẽ. Sau đó cho men đã giã nhuyễn vào. Bạn chỉ nên trộn men đã giã nhuyễn chung với cơm nếp khi cơm đã nguội âm ấm.
2.2.2.2. Quá trình ủ cơm rượu nếp cẩm bằng lá sen đúng kỹ thuật
- Gói kín lá sen lại, đặt vào nơi kín gió, ủ khoảng 2 – 3 ngày vào mùa hè.
- Nếu muốn chua hơn và có độ cay nồng hơn, bạn có thể ủ thêm 1 – 2 ngày nữa. Nhưng, cách làm cơm rượu nếp cẩm tốt nhất không nên ủ quá 5 ngày. Vì khi ngâm cơm rượu càng lâu, có thể độ nồng của rượu tăng lên sẽ khiến bạn khó chịu khi ăn.
- Khi ủ xong phần nước chảy xuống dưới pha cùng với chút đường, khi ăn, rưới lên cơm rượu nếp cẩm.
3. Giới thiệu cách làm cơm rượu miền Trung
Kỹ thuật làm cơm rượu miền Trung cũng đòi hỏi lắm công phu tỉ mỉ. Thành phẩm thường là những miếng cơm rượu dáng hình vuông vức. Người ta quen dùng loại nếp ngỗng hạt dài, màu trắng sữa tự nhiên. Nếp ngỗng vốn dĩ có độ dẻo nhiều và thơm nhẹ khi nấu chín. Thế nên, nó thường được sử dụng làm nguyên liệu chính trong việc chế biến cơm rượu lẫn cách nấu xôi vò.
3.1. Những nguyên liệu làm cơm rượu
- 1 kg gạo nếp ngỗng
- Men ngọt (Mỗi hàng men thường có công thức khác nhau. Khi nói số lượng nếp, người bán sẽ đưa bạn lượng men vừa đủ dùng.)
- Muối, đường
- Nước lọc
3.2. Hướng dẫn cách làm cơm rượu ủ lên men kiểu miền Trung
3.2.1. Sơ chế cơm nếp
- Để có những viên cơm nếp nguyên miếng, thơm ngọt, bạn nên chọn nếp ngỗng cũ.
- Gạo nếp vo sạch, ngâm nước trong 8 giờ rồi vớt để ráo.
- Đem hấp nếp lần 1 trong một tấm vải màn. Khi hạt nếp có độ trong, lấy ra, nhúng gói nếp vào thau nước pha muối loãng. Để ráo trong 3 phút.
3.2.2. Cách nấu chín nếp và trộn men ủ làm cơm rượu
- Nếp được hấp hai lần đến độ chín hoàn toàn. Xới xôi ra để nguội. Trước hết bạn lót tấm lá chuối vào khay. Rồi cho xôi vào, đậy thêm tấm lá nén xôi thật chặt trong lòng khay, dùng vật nặng đè lên xôi.
- Giã men thật mịn, mở lá ra, rắc đều bột men lên mặt xôi. Dùng dao nhúng nước muối đặc, cắt xôi thành viên cạnh 2,5cm. Rắc tiếp men lên đều mặt còn lại của viên xôi. Lấy lá chuối cuộn từng viên xôi.
- Cứ một dung lá gói ba viên xôi, bóc lá chuối, bày viên xôi ra bát rồi đổ nước rượu hứng được vào.
- Đậy nắp lại, sau 1 ngày là có thể đem ăn.
- Cách ngâm cơm rượu kiểu miền Trung để tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn. Món cơm rượu thường ăn kèm xôi vò.
4. Công thức làm cơm rượu miền Nam
Cách làm cơm rượu miền Tây hay Nam Bộ nói chung không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ. Nước cơm rượu ở miền Nam tiết ra khá nhiều và hay được pha thêm nước đường tùy theo sở thích mỗi nhà. Cơm rượu dù ngon đến mấy mà viên tròn nát là bị chê làm không khéo. Người miền Nam cũng khoái ăn cơm rượu với xôi vò xứ Bắc, Vị ngọt của cơm rượu hòa quyện với cái bùi béo của xôi, ăn riết thành ghiền. Bên cạnh mó cơm rượu màu trắng ngà truyền thống, ở miền Nam cũng chế biến thêm cơm rượu với sắc tím đen tương phản bằng nếp than.
4.1. Bật mí cách làm cơm rượu nếp cái miền Nam
4.1.1. Nguyên liệu chính
- 500 gram gạo nếp cái
- 3 viên men cơm rượu, mỗi viên 2 gram
- Muối
- Nước lọc
4.1.2. Bí quyết làm cơm rượu nếp cái trứ danh Nam Bộ
4.1.2.1. Hướng dẫn cách nấu cơm rượu làm từ gạo nếp cái
- Gạo nếp đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, tiếp theo để lên rổ cho ráo nước. Bạn không cần phải ngâm gạo nếp qua đêm.
- Cho gạo nếp vào nồi cơm thêm nửa thìa nhỏ muối, châm nước lọc xâm xấp với mặt gạo. Bật nút nấu như nấu cơm bình thường đến khi gạo nếp chín, dùng đũa xới đều.
4.1.2.2. Cách trộn men và ủ làm cơm rượu nếp
- Men cơm rượu dùng cối giã mịn, cho vào bát. Bạn pha sẵn nửa bát con nước ấm và hòa thêm vào 1/4 thìa nhỏ muối, để riêng.
- Gạo nếp sau khi chín, trải đều ra mâm hay khuôn đợi nguội bớt. Sờ tay kiểm tra hơi ấm của nếp, nếu quá nóng men rượu sẽ bị chết không lên men. Dùng một cái đồ rây lỗ nhỏ, cho men rượu vào và rây một lớp men lên bề mặt xôi.
- Tiếp tục lật ngược bề mặt xôi bên dưới, rây một lớp men mỏng. Nhúng tay vào bát nước ấm đã pha với muối, sau đó ngắt từng viên xôi đã rây men, vo tròn lại.
- Làm cho hết phần xôi và men, xếp những viên men vào âu thủy tinh sạch. Dùng màng thực phẩm bọc kín, và phủ bên trên một khăn dày, để vào nơi kín nắng và gió.
- Ủ khoảng 3 – 4 ngày men cơm rượu ra nước thì bạn có thể dùng được.
4.2. Biến tấu cách ngâm cơm rượu nếp than của người Nam
Cách ủ cơm rượu nếp than miền Nam đôi khi dễ bị lầm tưởng là cách làm cơm rượu nếp cẩm Bắc Bộ. Bởi công đoạn chế biến cũng tương đối trùng khớp như nhau. Thêm vào đó, sau khi hoàn tất thành phẩm, cả hai món đều mang sắc tím sẫm đẹp mắt. Tuy nhiên, sự hình thành của chúng lại có nhiều điểm khác biệt.
4.2.1. Nơi trồng gạo nếp than và nếp cẩm
Gạo nếp cẩm được trồng nhiều ở vùng núi Tây Bắc mà chủ yếu là vùng Điện Biên. Còn gạo nếp than thì được trồng ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Điển hình như Long An, Sóc Trăng… Hai vùng địa lý này khác nhau về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, độ cao…Vì thế, dẫn đến sự khác nhau về sinh trưởng, dinh dưỡng và khả năng hấp thụ của mỗi loại lúa nếp.
4.2.2. Hình dáng và chất lượng nếp
Hạt nếp cẩm căng tròn có màu tím sẫm, bụng màu vàng nhạt, hình dáng to tròn. Còn hạt gạo nếp than có màu đen hơn – gần như đen kín cả hạt gạo dài, dẹt hơn.
Được trồng trên các thửa ruộng bậc thang bởi đồng bào dân tộc miền núi phía Tây Bắc với thổ nhưỡng, khí hậu đặc biệt của nơi đây vào vụ hè thu 1 ngày khí hậu có 4 mùa. Ban đêm tiết trời se lạnh, sương mù vào sáng sớm mai và ánh nắng vàng rực rỡ khi mặt trời lên cao đã tạo nên chất lượng gạo nếp cẩm vượt trội với nếp than. Giá thành nếp cẩm đắt hơn nếp than. Nhưng nhìn chung, loại nào cũng có lợi cho sức khỏe.
5. Cách bảo quản cơm rượu thế nào là hợp lí?
5.1. Lưu ý về cách bảo quản cơm rượu sau khi ủ lên men
Cách bảo quản cơm rượu tự làm đúng chuẩn không phải ai cũng biết. Đối với người “nghiện” món này, việc chế biến thành công ngay lần đầu đã là hạnh phú giản đơn. Nắm lòng được công đoạn giữ cơm rượu ăn dần nhiều ngày lại là một hạnh phúc khó tả khác. Sau thời gian ủ, bạn cần bảo quản cơm rượu ở trong tủ lạnh để dùng lâu hơn.
5.2. Cách dùng dụng cụ làm cơm rượu để bảo quản dùng lâu
Không nên dùng dụng cụ làm cơm rượu bằng nhựa, vì chúng có thể tạo nên phản ứng hóa học, ảnh hưởng đến chất lượng cơm rượu. Trường hợp bạn gói cơm để ủ bằng lá sen hay lá chuối, cần phải rửa lá thật sạch và để khô ráo, mới gói cơm nhé! Điều đó cũng giúp duy trì mùi vị cơm rượu lâu dài.
6. Vài lưu ý về kỹ thuật làm và ủ cơm rượu đúng cách
6.1. Tỷ lệ gạo nếp với men ủ cơm rượu ngon đúng chuẩn
Theo các hướng dẫn nấu cơm rượu do dân gian truyền lại, tỷ lệ đúng chuẩn giữa lượng nước và men cái sử dụng để làm cơm rượu đúng cách là cứ 1 kg gạo thì cần 50 – 60 gram men cái. Tỷ lệ này còn tùy thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, bạn cần lưu ý loại bánh men đã mua, loại gạo nếp,…Bởi, bánh men có rất nhiều loại, được sản xuất từ nhiều thành phần, nguyên liệu với tính chất lên men khác nhau. Tốt nhất, khi mua men, bạn nên hỏi rõ người bán xem đó là loại men nào, nên dùng với tỷ lệ gạo nếp bao nhiêu là hợp lý nhất. Nhờ đó, cách làm cơm rượu tại nhà sẽ có khả năng thành công cao hơn.
6.2. Vì sao cơm rượu ủ bị chua, mốc?
Cơm rượu sau khi ủ lên men đủ thời gian, vừa vị ăn thì cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu bảo quản ngoài tủ lạnh, thành phẩm sẽ tiếp tục lên men. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng cơm rượu bị chua, hư không dùng được nữa.
6.3. Cách khắc phục cơm rượu bị sượng
Nhiều trường hợp ủ cơm rượu xong thì không mềm dù vẫn có vị ngọt đặc trưng. Đây chính là dấu hiệu cơm rượu bị sượng. Với tình trạng này, bạn nên nấu xôi lại. Chỉ cần vẩy ít nước ấm đều lên xôi nếp sượng, đồ lại cho ngấm đều, nấu lại. Trong lúc nấu, nhớ kiểm tra và đảo thường xuyên để nếp chín đều nhé. Dưới đây là những lưu ý để tránh tình trạng ủ cơm rượu bị sượng rất hiệu quả:
- Nguyên liệu quyết định đến 70% cách làm cơm rượu có thành công hay không. Thế nên, ngay từ khâu chọn nguyên liệu, cần lựa những hạt gạo nếp hạt to, tròn, căng bóng, đều nhau. Ngoài ra, cần lưu ý xem hạt gạo có màu sắc tự nhiên hạt được ngâm tạo màu hóa chất nhé.
- Trước khi nấu nếp thành xôi, nhớ ngâm gạo với nước từ 6 – 8 giờ cho nở mềm. Điều này giúp cơm rượu sau khi ủ sẽ dẻo và dậy mùi thơm đặc trưng, chứ không bị nát.
- Khi nấu nếp thành sôi, chỉ nên để lửa vừa để ủ làm cơm rượu đúng cách. Đồng thời, nhớ lâu lâu dùng muôi đảo xôi đều cho chín toàn bộ nhé.
7. Những công dụng bất ngờ từ cơm rượu theo khoa học
Lý do nhiều người tìm đến cách làm cơm rượu đầu tiên là do nó có tác dụng giảm cân. Cơm rượu hỗ trợ kiểm soát nồng độ cholesterol dư thừa trong cơ thể hiệu nghiệm.
Đặc biệt, cơm rượu nếp còn nổi tiếng với công dụng kiện tỳ, ích khí, giảm ho, bồi bổ gan thận,…Cách làm cơm rượu nếp cẩm, nếp cái chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài rất giàu dinh dưỡng. Lớp cám này chứa các chất gluxit, protit, lipit, muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết.
Cách tự làm cơm rượu đúng kỹ thuật tại nhà còn ngăn ngừa bệnh thiếu sắt. Men gạo nếp có chứa hoạt chất lovastatine, egosterol giúp hạn chế tình trạng tai biến tim mạch. Nhờ đó, giúp tái tạo mạch máu cho các bệnh nhân sau khi phẫu thuật về tai biến mạch máu não.
8. Bà bầu có ăn được cơm rượu không?
Nguồn dinh dưỡng dồi dào của cơm rượu sẽ giúp bà bầu tăng cường sức khỏe, phòng ngừa các nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ. Tuy nhiên, đối với bà bầu, việc ăn cơm rượu trong thời kỳ mang thai cũng cần hết sức lưu ý. Hơi men của cơm rượu có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bà bầu chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải với liều lượng 2 lần/tuần.
Ngoài cách ăn cơm rượu nguyên chất, mẹ bầu cũng có thể kết hợp với gạo nếp cẩm, đậu đỏ, nước hầm xương để nấu thành món cháo mặn. Hoặc, nấu với đậu đỏ, đường phèn giúp bổ máu, rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
9. Các món ăn đi kèm với cơm rượu không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ
Bên cạnh cách làm cơm rượu, người ta cũng thường bày thêm các món ăn dưới đây trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ. Các bạn đừng quên khám phá thêm nét đặc sắc bên trong những thức quà thú vị này nhé!
9.1. Món bánh ú tro
Bánh ú tro hay còn được gọi với những tên gọi khác như bánh gio, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo địa phương. Bánh ú tro là một trong các món ngon ngày Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Vài nơi ở Miền Bắc cũng chế biến món này kết hợp với cách làm cơm rượu.
Người xưa cho rằng ngày 5 tháng 5 là ngày “độc trời” nhất của năm. Nó lại rơi đúng vào tiết hè nóng bức, là thời điểm dễ nảy sinh nhiều loại dịch bệnh. Bánh ú tro hội tụ đủ các đặc tính âm. Bánh giúp trung hòa độc tố trong cơ thể, lại vừa là món ngon thanh nhiệt tốt, dễ tiêu. Bánh ú tro có cả loại nhân và không nhân, mặn và ngọt.
Bánh ú tro không nhân chấm với đường hay mật ong ăn rất lạ miệng. Còn bánh ú tro nhân ngọt lại bùi bùi vị đậu xanh, dai dai lớp vỏ bánh. Nó dễ kích thích vị giác chúng ta, ăn rồi lại muốn ăn thêm cái nữa!
9.2. Chuẩn bị hoa quả tươi cho mâm cỗ
Ngày Tết Đoan Ngọ, người ta không chỉ thực hiện cách làm cơm rượu, bánh ú tro mà còn dùng thêm hoa quả tươi. Các món quả đầu hè với vị chua, chát thường rất được ưa chuộng. Vì những loại hoa quả này giúp diệt trừ được sâu bọ, vi khuẩn rất tốt. Cụ thể như mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,…
9.3. Ăn thịt vịt ngày Tết Đoan Ngọ
Thịt vịt là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết “giết sâu bọ” của người dân miền Trung. Một số giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức. Trong khi đó, một số lại quan niệm, vịt có hương vị béo ngậy, thơm ngon hơn kể từ ngày lập hạ. Thế nên, rất đáng để thưởng thức cùng cách làm cơm rượu vào dịp lễ đặc trưng này.
9.4. Món Chè kê
Chè kê cũng là món ăn rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt. Bỏ thêm đường gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ. Khi dùng, lấy miếng bánh đa giòn tan quết với ít chè mịn màng. Và, bạn chỉ việc ảm nhận sự hòa quyện hoàn hảo của mọi thứ.
9.5. Chè trôi nước
Người miền Bắc ăn bánh trôi vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch. Nhưng người miền Nam lại ăn món chè trôi nước có cách làm tương tự vào mùng 5 tháng 5. Bánh trôi được làm từ bột nếp, nhân đậu xanh ăn kèm với nước cốt dừa. Nguyên liệu chính của món này là gạo nếp hệt như cách làm cơm rượu. Nó cũng được nhân dân ta quan niệm có khả năng tiêu diệt sâu bọ.
Ngẫm lại, cũng như nhiều món ăn vặt khác, cách làm cơm rượu chỉ dùng để ăn cho đỡ “buồn miệng”, chứ không ai ăn lấy no bao giờ. Chưa ai say quắc quay vì thứ thực phẩm dậy men này. Ở Tây phương, trước bữa ăn người ta thường uống rượu như là khai vị. Vậy tại sao chúng lại không lĩnh ngộ cách khẳng định bản sắc văn hóa với món ăn riêng biệt nào đó? Hãy thử đãi khách một chén cơm rượu đầu bữa gặp gỡ để “lấy đà” cái hồn quê chân chất.
Bảo Tiên tổng hợp
Đăng nhận xét